Nhận định Man City - Leicester, Ngoại hạng Anh: Món quà có thể thuộc về ‘The Citizens’
Thông tin từ đội tuyển xe đạp Việt Nam cho biết, sau khi đến sân bay Bangkok, đoàn Việt Nam lên xe bus của ban tổ chức để về địa điểm thi đấu. Còn dụng cụ thi đấu, gồm xe, bánh dự phòng, giày, mũ được ban tổ chức vận chuyển bằng xe tải. Lý do vì sao xe tải bị bốc cháy cho tới giờ vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên số xe và trang thiết bị mà đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiệt hại là khá lớn. Trong đó có những VĐV thi đấu 2 nội dung nên phải mang theo 2 xe chuyên dụng để thi đấu.Trong số khoảng 30 xe của đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiêu rụi tại Thái Lan, tay đua Nguyễn Tuấn Vũ là một trong những tuyển thủ bị thiệt hại nặng nề nhất. Anh mang 2 chiếc xe đạp đua tham dự giải châu Á lần này gồm 1 chiếc chuyên dụng hiệu Cervelo dùng đua nội dung cá nhân tính giờ, chiếc này có giá hơn 400 triệu đồng. Trong đó riêng cặp bánh xe hiệu Scope có giá 107 triệu đồng. Bên cạnh đó Nguyễn Tuấn Vũ còn mang thêm 1 xe hiệu Giant để đua đường trường có giá trị khoảng 400 triệu đồng. Đây là 2 chiếc xe mà đơn vị TP.HCM đầu tư cho VĐV chủ lực Nguyễn Tuấn Vũ và anh dùng thi đấu khi lên đội tuyển. Tổn thất không kém so với Nguyễn Tuấn Vũ là tài năng trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội) khi anh mang đến Thái Lan 2 chiếc hiệu Cervelo, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Đội tập đoàn Lộc Trời An Giang đầu tư 8 chiếc xe cho Nguyễn Thị Thật, Thu Mai...đều là tuyển thủ xe đạp Việt Nam lần này. Theo ông Trần Hải Triều - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô An Giang trị giá của 8 chiếc xe này phải hơn 2 tỉ đồng. Dàn xe còn lại của các tuyển thủ Việt Nam cũng từ 150 triệu đồng/chiếc. Tính ra tổng thiệt hại trong vụ cháy xe đạp đua của đội tuyển xe đạp Việt Nam rất lớn. "Ban huấn luyện đang thống kê cụ thể từng trang thiết bị có trên xe bị cháy để gửi đến ban tổ chức giải quyết bồi thường. Đây là trách nhiệm của ban tổ chức bởi họ phụ trách toàn bộ việc di chuyển khi chúng ta đến Thái Lan", ông Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam tham dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết. Theo tìm hiểu, tất cả các xe đạp đua của đội tuyển Việt Nam đều không mua bảo hiểm mà chỉ áp dụng chính sách bảo hành từ các hãng, do đó khi xảy ra sự cố bị cháy như vừa rồi sẽ không được đền bù.Bãi rác trên phố
Nén đau trở lại sân, Dominique Tham kết hợp cùng Madarious Gibbs giúp CLB Nha Trang Dolphins bùng nổ ở hiệp cuối khi thu ngắn cách biệt chỉ còn 2 điểm (65-67). Thế nhưng đó là những gì mà các cầu thủ Nha Trang Dolphins làm được bởi sau đó CLB Saigon Heat tận dụng hiệu quả các cơ hội phản công sắc bén để giành chiến thắng chung cuộc 77-72.
Về Đông Hồ, ngắm vạn cánh cò lúc hoàng hôn
Ngày 7.1, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn xin nghỉ hưu của bà Nguyễn Thị Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Ninh.Cũng theo Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Vinh là người đầu tiên tình nguyện viết đơn nghỉ hưu trước tuổi để địa phương thuận lợi trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, dù còn 3 năm công tác.Bà Nguyễn Thị Vinh cho biết, quyết định xin nghỉ trước tuổi hưu là để tạo điều kiện cho công tác sắp xếp bộ máy được thực hiện nhanh và hiệu quả. Đặc biệt là tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ hơn có cơ hội được cống hiến và phát triển.Được biết, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy. Theo đó, địa phương sẽ giảm 2 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; 3 ban cán sự, 7 đảng đoàn; tăng 1 đảng ủy trực thuộc tỉnh.Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh thực hiện sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Sắp xếp, chuyển nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh về Bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng đoàn Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh.Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ lập Đảng bộ Cơ quan đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp trực thuộc Đảng bộ tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân, TAND, các hội quần chúng cấp tỉnh do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.Lập Đảng bộ chính quyền trực thuộc Đảng bộ tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, một số doanh nghiệp nhà nước.Đề xuất giữ nguyên mô hình hoạt động của Đảng bộ Than Quảng Ninh (đặc thù riêng của Quảng Ninh) trực thuộc Đảng bộ tỉnh. Đối với Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh, Đảng bộ Cục Thuế tỉnh sẽ thực hiện sắp xếp theo phương án chung của cả nước.Đối với các sở, ngành, tỉnh Quảng Ninh sẽ hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính, hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng, hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT, hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN, hợp nhất Sở VH-TT và Sở Du lịch, hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ.Với phương án trên, tỉnh Quảng Ninh sẽ giảm 6 đầu mối cơ quan chuyên môn cấp sở; đồng thời dự kiến giảm khoảng 25% số phòng sau hợp nhất.Cấp ủy, tổ chức đảng, các phòng, ban đơn vị thuộc UBND cấp huyện cũng tiến hành sáp nhập nhiều cơ quan để tinh gọn bộ máy.
Tóc bạc được xem là một dấu hiệu của "tuổi già ập đến". Nhưng hiện nay, nhiều chị em trẻ tuổi U40, U50 chọn nuôi mái tóc bạc trắng tự nhiên và xem đây là nét đẹp riêng biệt. Chỉ khi đó, họ mới thật sự thấy tự do và hạnh phúc. Chị Nguyễn Thoa (49 tuổi, ở Hà Nội) làm kinh doanh và tư vấn dinh dưỡng cho biết, từng khổ sở vì mái tóc bạc sớm từ những năm tuổi đôi mươi. Lúc đầu chỉ vài sợi lẻ tẻ, nhưng rồi tóc bạc nhanh hơn cả tốc độ chị kịp thích nghi. Khi đó chị rất bối rối, vì tóc bạc khi còn trẻ không phải là chuyện phổ biến. Thế nên, chị quyết định chọn cách che giấu bằng cách nhuộm phủ bạc. Thi thoảng quá bận, chị không kịp đi nhuộm chân tóc thì mọi người xung quanh phát hiện.Mọi người đề xuất cho chị nhiều giải pháp "cứu vớt thanh xuân". "Nhuộm đi em, tóc bạc trông già lắm, không nhuộm thì ít nhất cũng phải che lại chứ", chị Thoa kể lại một trong những lời khuyên phổ biến. Dù không tự ti về mái tóc bạc, nhưng chị thấy phiền khi ai gặp cũng hỏi. "Mái tóc trên đầu không còn là của tôi nữa mà là của thiên hạ", chị hồi tưởng. Giống chị Thoa, chị Nguyễn Yên Thảo (45 tuổi) làm việc ở ngôi nhà Nhịp cầu hạnh phúc (OBV) ở TP.HCM cũng bắt đầu bạc tóc khi chưa chạm tuổi 30. Còn trẻ, chị không dám nghĩ đến việc nuôi tóc bạc nên mặc nhiên là phải... nhuộm đen. Dịch Covid – 19 salon tóc đóng cửa, nhưng vì không chấp nhận được mái tóc bạc của mình nên chị mua gói thuốc đen về tự nhuộm."Hầu như mỗi tháng đều phải nhuộm chân tóc nên rất mệt mỏi. Nhiều năm trôi qua, tóc của tôi khô, xơ vì thuốc nhuộm. Nhưng nếu không nhuộm thì cứ 10 người gặp thì đến 8 người hỏi tại sao", chị kể. Có những khoảnh khắc trong đời, con người buộc phải đối diện với chính mình. Với chị Thảo là giai đoạn cuối năm 2021, trong một lần cố gắng thay đổi màu tóc của mình qua các bước tẩy, nhuộm ở salon, tóc của chị Thảo "như một bó rơm, vuốt không đi, màu lên nham nhở, không thể nào chịu đựng". Cho đến khi có một người em khuyên: "Chị Thảo đừng phá tóc như vậy, hãy để bạc luôn đi". Và đó là đầu tiên chị Thảo quyết định cắt tóc ngắn, nuôi lại mái tóc tự nhiên dù đã bạc quá nửa của mình.Còn với chị Thoa, giây phút nhìn vào gương với ánh đèn rọi xuống đỉnh đầu làm lộ khoảng da mỏng manh vì hói đến giờ vẫn hiện rõ. Đó là phần chân tóc thưa thớt, sợi tóc khô cứng, xơ xác chẳng còn chút sức sống, bị bào mòn sau nhiều năm tiếp xúc thuốc nhuộm."Mình không thể tiếp tục như vậy. Mình cần thay đổi. Mình thấy mệt vì nhiều năm phải che giấu", chị Thoa kể và cho biết sau quyết định định ngừng nhuộm tóc, chị khám phá được một hành trình mới với nhiều bất ngờ.Để tóc bạc không chỉ là một quyết định về ngoại hình, mà là một bước ngoặt lớn về nhận thức. Đó là khi chị Thoa bắt đầu nhìn cái đẹp theo một cách khác. Vẻ đẹp không còn gói gọn trong sự trẻ trung, trong chuẩn mực mà xã hội đang áp đặt.Tự tin với chị Thoa là không tìm cách che giấu mái tóc nữa mà đối diện và trân trọng nó. Cũng lúc đó, người phụ nữ cảm thấy được sự tự do, thứ mà bao năm chị vô tình đánh mất.Chị Thoa dọn hết 1 ngăn kéo dụng cụ ngụy trang mái tóc bạc như phấn che tóc hói, tóc giả... Và đặc biệt, chẳng còn cảm giác cuống quýt, vội vã đi chấm phủ bạc cứ 2-3 tuần/lần.Khi lộ mái tóc bạc đến 95%, chị Thoa nhận được nhiều lời khen, thậm chí nhiều người còn nhờ tư vấn cách chăm sóc để những sợi tóc bạc khỏe hơn. "Một điều thú vị là khi mình soi tóc dưới ánh nắng, những sợi bạc trở nên lấp lánh và trông thật tinh khiết", chị Thoa nói.Từ ngày nuôi tóc bạc, chị Yên Thảo luôn ưu tiên màu áo trắng và xám trắng. Một lần được đài truyền hình mời phỏng vấn về xu hướng trang trí, thiết kế cây thông giáng sinh nên chị thử mặc áo màu đỏ. "Trang điểm xong, mình phát hiện tóc bạc cũng không kén màu áo", chị kể và lập tức đăng hình khoe ngay với các chị em trong "hội tóc bạc".Hội tóc bạc là nhóm Tóc bạc đẹp tự nhiên - Lấp lánh Hội trên Facebook do chị Lưu Hà (43 tuổi, ở TP.HCM) lập ra hồi tháng 10.2022. Có mái tóc bạc từ tuổi đôi mươi và mất hơn chục năm cố che giấu bằng cách nhuộm, chị Hà chợt nhận ra bản thân cần thay đổi khi nhìn vào mái tóc không còn sức sống. 6 năm trước, chị Hà nuôi tóc bạc thành công, tóc giảm rụng, dầy dặn, chắc khỏe. Chẳng còn ai khuyên chị Hà nên nhuộm phủ bạc nữa, thậm chí có người còn khen đẹp như tóc làm ở tiệm. Hạnh phúc mỗi ngày với mái tóc thuận tự nhiên, mong muốn lan tỏa niềm tin về màu tóc bạc rất đẹp đến nhiều chị em phụ nữ nên chị Lưu Hà quyết định lập nhóm. "Nơi đây, những mái tóc bạc đẹp tự nhiên có cơ hội được trưng bày. Là nơi chia sẻ kinh nghiệm nuôi tóc bạc tự nhiên, sống khỏe, an lành và hạnh phúc", chị Hà chia sẻ. Ban đầu, chị Hà mời bạn bè trên mạng xã hội của mình tham gia. "1 năm sau, nhóm chỉ tròn 80 thành viên. Nhưng qua năm thứ 2 lên đến 1.000 người và tính đến ngày 8.3.2025 là gần 44.000 thành viên", chị Hà nói. Trung bình mỗi ngày có 20-30 bài đăng với 250 người tương tác thường xuyên trong nhóm. Thành viên chia sẻ những hình ảnh đẹp, kỷ niệm của bản thân cùng tóc bạc, những hoạt động thể dục thể thao, văn thể mỹ, lối sống khỏe đẹp… Những bài về kinh nghiệm chăm sóc và quá trình nuôi tóc bạc được đóng góp. Bên cạnh đó cũng có bài viết mà người đăng còn phân vân về màu tóc bạc.Khi đó, những thành viên uy tín sẽ có những động viên, chia sẻ. Ví dụ như chị Yên Thảo từng đăng bài viết về cách chăm sóc tóc. Theo chị, dù là để tóc bạc tự nhiên nhưng vẫn rất cần được chăm sóc nhiều, vì tóc đã bạc là tóc yếu và dễ hư tổn. Chị Thảo cho rằng nên chăm sóc từ bên trong bằng cách ăn uống đủ chất, nên bổ sung thêm viên uống có dưỡng chất giúp tóc phát triển khỏe mạnh hơn, giảm rụng. Chọn lựa dầu gội phù hợp. Tóc bạc rất dễ khô nên khuyên chị em dùng sản phẩm dưỡng phục hồi tóc. "Với tôi giờ đây, chỉ cần tóc khoẻ, nhìn óng ả thì màu nào cũng đẹp", chị nói. Chị Thoa cho biết thêm, càng đi sâu vào hành trình này, chị nhận ra nuôi tóc bạc không chỉ là một quyết định về mái tóc, mà còn là sự lựa chọn về lối sống và tư duy về cái đẹp. Chị hướng đến sự tự do và theo đuổi cách để tự tin từ bên trong – vẻ đẹp thực sự không cần tô vẽ hay cố gắng níu kéo. Chỉ 1 mái tóc bạc không làm mình già đi mà khiến mình trở nên khác biệt, tóc bạc cũng chỉ là một màu tóc đặc biệt. Xu hướng nuôi tóc bạc tự nhiên ở Việt Nam đang dần thay đổi. Từ e dè, băn khoăn thành một lựa chọn có ý thức. Ngày càng nhiều phụ nữ nhận ra họ không cần phải chống lại thời gian để đẹp, mà có thể đẹp theo cách riêng của mình với tóc bạc đầy khí chất và cá tính. Nuôi tóc bạc tự nhiên không còn chỉ là một trào lưu, mà đã trở thành sự thức tỉnh về vẻ đẹp chân thực và sự tự do."Sau khi sức ảnh hưởng của nhóm bùng nổ từ tháng 10.2024, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có ngày càng nhiều mái tóc lấp lánh tự nhiên xuất hiện quanh mình. Tôi khâm phục những phụ nữ nuôi tóc bạc. Họ tự do, dũng cảm, biết chấp nhận và cũng rất kiên trì", chị Lưu Hà nhắn nhủ. Chị Lưu Hà chia sẻ "công thức" để các chị em sống chung với tóc bạc tự nhiên như sau:+ Công khai với mọi người là tôi đang nuôi tóc bạc tự nhiên (gia đình, cơ quan, mạng xã hội...). Điều này rất quan trọng, giúp bạn đối diện mọi người dễ dàng hơn và họ cũng quen dần với giao diện mới của bạn. Những câu hỏi, những lời khuyên khiến bạn dễ lung lay cũng sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Nhưng cũng không ít sự ủng hộ và động viên vì họ hiểu lựa chọn của bạn. + Chọn kiểu tóc giúp bạn tự tin nhất (thông thường tóc ngắn và tỉa thường xuyên sẽ dễ chăm sóc và nhanh ra đều màu bạc). Có thành viên nhóm còn dũng cảm cạo đầu để đều màu nhanh nhất.+ Trang phục và phụ kiện phù hợp cũng sẽ góp thêm tự tin cho bạn trong giai đoạn này. + Thường trực nụ cười và tập trung vào các thế mạnh khác của bản thân để tạm quên màu tóc chưa đều đẹp. "6 tháng đầu sẽ là giai đoạn khó khăn và cần sự kiên định nhất. Mong bạn sớm lấy lại sự tự tin", chị Hà nhắn nhủ.
Đào tạo tiểu thương livestream bán hàng, 'giải cứu' chợ truyền thống
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.